Chủ nhật, 24/11/2024 09:35 (GMT+7)
Thứ hai, 19/02/2024 12:03 (GMT+7)

Hành động để phá vỡ vòng "luẩn quẩn" của biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực

Theo dõi KTMT trên

Tại phiên thảo luận mở cấp cao ngày 14/2, tại trụ sở Liên hợp quốc, đại diện Việt Nam cho rằng biến đổi khí hậu là tác nhân làm trầm trọng hơn tình trạng mất an ninh lương thực, cũng như gia tăng nguy cơ đe dọa hoà bình, ổn định quốc tế.

Vừa qua, Hội đồng Bảo an tiếp tục phiên thảo luận mở cấp cao về “Tác động của biến đổi khí hậu và tình trạng mất an ninh lương thực đối với việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” dưới sự chủ trì của Tổng thống Cộng hòa Guyana, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 2/2024, với sự tham dự và phát biểu của đại diện gần 90 nước, Tổng Thư ký LHQ và lãnh đạo một số tổ chức quốc tế liên quan.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, phát biểu tại cuộc thảo luận, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đánh giá chiến tranh và bất ổn khí hậu nằm trong số những nguyên nhân chính khiến nạn đói gia tăng. 

Tham tán công sứ Nguyễn Hoàng Nguyên, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc cho rằng nghèo đói vừa là hậu quả vừa là gốc rễ của xung đột. Trong khi đó biến đổi khí hậu lại làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực, cũng như gia tăng nguy cơ đe doạ hoà bình, ổn định quốc tế.

Hành động để phá vỡ vòng "luẩn quẩn" của biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực - Ảnh 1
Biến đổi khí hậu đang đe dọa đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia. 

Đại diện Việt Nam cho rằng Hội đồng Bảo an cần và có thể làm nhiều hơn để phá vỡ vòng luẩn quẩn của biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực và xung đột. 

Thứ nhất, Hội đồng Bảo an cần phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò ngăn chặn xung đột, có cách tiếp cận toàn diện và cân bằng hơn giữa các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống. 

Thứ hai, tăng cường tham vấn, phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc, các cơ chế và sáng kiến liên quan ở cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia để xử lý kịp thời các nguy cơ an ninh từ biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực

Thứ ba, bảo đảm tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc trong xung đột, theo đó các bên liên quan không được tấn công và phá hủy các cơ sở hạ tầng khí hậu và hạ tầng dân sự thiết yếu, nhất là có các cơ sở cung cấp nước và lương thực, theo các Nghị quyết 2417 và 2573 của Hội đồng Bảo an. 

Bên cạnh đó, theo Tham tán công sứ Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào nỗ lực toàn cầu nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế thông qua hợp tác giải quyết tác động của biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực.

Phó Tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) thông tin hiện có khoảng 258 triệu người tại 58 quốc gia phải đối mặt với tình hình mất an ninh lương thực nghiêm trọng, đáng nói trong đó có 70% là bất ổn khí hậu và xung đột. 

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đánh giá chiến tranh và bất ổn khí hậu nằm trong số những nguyên nhân chính khiến nạn đói gia tăng. Người đứng đầu Liên hợp cũng khẳng định khủng hoảng lương thực, bất ổn khí hậu đang thực sự nghiêm trọng và trở thành mối đe dọa với hòa bình và an ninh thế giới. Ông kêu gọi Hội đồng Bảo an và cộng đồng quốc tế hành động ngay để ngăn chặn tình trạng mất an ninh lương thực.

Theo TS Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam - nông nghiệp là một trong những ngành dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và các ngành liên quan về kinh tế có thể làm giảm 0,7-2,4% GDP của Việt Nam vào năm 2050. Tổng năng suất nông nghiệp có thể sẽ giảm 5,8 lần nếu không có hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và sẽ tăng thêm 5,4 lần nếu các bên liên quan trong nông nghiệp thực hiện các hành động chủ động hơn để ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Hành động để phá vỡ vòng "luẩn quẩn" của biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới