Chủ nhật, 24/11/2024 08:12 (GMT+7)
Thứ ba, 04/07/2023 17:24 (GMT+7)

Biển Đông có khả năng đón 4-5 đợt áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

Theo dõi KTMT trên

Liên quan đến tình hình thời tiết cực đoan, theo dự báo, trong tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đón khoảng 4-5 đợt áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông và có nguy cơ tác động đến các khu vực Bắc Bộ và phía Bắc miền Trung.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, tháng 7 bắt đầu bằng đợt nắng nóng gay gắt tại Bắc Bộ và Trung Bộ với nền nhiệt cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dự báo, nhiều ngày nắng nóng kéo dài sẽ diễn ra trong tháng 7. Trước mắt là đợt nắng nóng tiếp nối từ cuối tháng 6, kéo dài đến ít nhất là gần giữa tháng. Đỉnh điểm của đợt nóng dự báo rơi vào tầm ngày 7-9/7 với mức nhiệt cao nhất 38-39 độ C, có nơi cao hơn. Các ngày còn lại của đợt phổ biến mức nhiệt 36-38 độ C.

Dự kiến đây sẽ là đợt nắng nóng kéo dài nhất từ đầu mùa nóng tới nay, và khả năng cũng là của cả năm 2023. Khoảng 10 ngày cuối tháng khả năng cũng có khá nhiều ngày trời nóng/nắng nóng nhưng ít khả năng kéo dài như đợt này, mức nhiệt cũng có phần dịu hơn.

Nền nhiệt trung bình tháng 7 năm nay tại các khu vực trên cả nước cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C. Riêng tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Biển Đông có khả năng đón 4-5 đợt áp thấp nhiệt đới trong tháng 7 - Ảnh 1
Viết miêu tả ảnh ở đây

Ở khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, nắng nóng tập trung trong khoảng thời kỳ 10-15 ngày đầu tháng 7, có thể kéo dài hơn ở khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ.

Cùng với đó, gió mùa Tây Nam khả năng gây ra nhiều ngày có mưa rào, dông ở Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ có ngày xuất hiện mưa dông mạnh kèm mưa lớn, mưa tập trung nhiều vào thời điểm chiều tối. Trên phạm vi cả nước tiếp tục đề phòng các hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá, tập trung nhiều hơn ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Chuyên gia khí tượng cảnh báo, do tác động của nắng nóng, tập trung nhiều ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ nên người dân và các đơn vị chức năng cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ ở khu vực dân cư, khu vực sản xuất do nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

Nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, đặc biệt ở khu vực miền Trung. Ngoài ra, trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.

Liên quan đến tình hình thời tiết cực đoan, theo dự báo, trong tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đón nhận khoảng 4-5 đợt áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông và có nguy cơ tác động đến các khu vực Bắc Bộ và phía Bắc miền Trung.

Riêng khu vực Bắc Bộ, tháng 7 thời tiết nắng nóng xuất hiện nhiều ngày, tuy nhiên ở vùng núi thường có mưa rào và dông vào các buổi chiều tối. Nhiệt độ cao nhất phổ biến ở khu vực đồng bằng Sông Hồng và một số tỉnh lân cận từ 35-27 độ C, cục bộ có những ngày nhiệt độ cao hơn.

Nhận định khí tượng thủy văn tháng 7/2023 và những nguy cơ do thiên tai, bà Trịnh Thu Phương - Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Bắc Bộ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, đầu tháng 7 là thời kỳ chính vụ mưa lũ của miền núi phía Bắc và Bắc Bộ, nhiều đợt mưa lớn trên diện rộng, kéo dài.

Giai đoạn này sẽ xuất hiện những điểm mưa lớn cục bộ sẽ là mối đe dọa đối với các tỉnh miền núi. Cùng với đó, lũ trên sông suối nhỏ, lũ quét sạt lở đất là nguy cơ thường trực xảy ra tại các khu vực này, đặc biệt các đợt mưa tập trung nhiều về đêm và sáng đây là thời điểm người dân đang nghỉ ngơi. Người dân sinh sống ở vùng núi cao, những nơi thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất cần thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để có thể ứng phó kịp thời các tình huống không an toàn cho người và tài sản.

Nắng nóng kéo dài, phụ tải điện tăng cao

Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0), do nắng nóng nên phụ tải toàn hệ thống điện ngày 3/7 lên tới 831,8 triệu kWh, tăng 75,6 triệu kWh so với ngày 2/7.

Cụ thể, phụ tải ngày 3/7 ở miền Bắc ước khoảng 428,4 triệu kWh, tăng khoảng 6 triệu kWh so với ngày 2/7; miền Trung khoảng 79,1 triệu kWh, tăng 5,1 triệu kWh; miền Nam khoảng 323,9 triệu kWh, tăng 67,3 triệu kWh.

A0 đã tăng huy động các nguồn thủy điện, nhiệt điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải. Cụ thể, tổng sản lượng huy động từ thủy điện khoảng 225,8 triệu kWh, tăng 32 triệu kWh so với ngày 2/7; nhiệt điện than huy động 421,4 triệu kWh, tăng 20,6 triệu kWh.

Bạn đang đọc bài viết Biển Đông có khả năng đón 4-5 đợt áp thấp nhiệt đới trong tháng 7. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới