Tham gia Công ước Đa dạng sinh học từ năm 1994, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hướng đến giải quyết các mối đe dọa về đa dạng sinh học một cách toàn diện...
Tại COP15, nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái toàn cầu đã nhận được động lực mới sau khi có thêm 6 nước phát triển cam kết tăng các khoản hỗ trợ tài chính cho các nước thu nhập thấp hơn để giải quyết vấn đề này.
Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành kế hoạch số 459/KH-UBND hành động về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn.
Với quyết tâm xây dựng “Thành phố môi trường”, trong năm 2021 - 2022, TP.Đà Nẵng đã và đang tích cực triển khai thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, với trọng tâm là tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Đa dạng sinh học đang suy giảm với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người chạm ngưỡng không thể đảo ngược. Hoạt động của con người làm thay đổi hầu hết hệ sinh thái trên đất liền do sự gia tăng dân số và những áp lực của quá trình phát triển KT-XH.
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường (chủ yếu do các hoạt động của con người gây ra) đang tàn phá môi sinh của các loài sinh vật biển, khiến gần 10% trong số này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Phát triển lâm nghiệp bền vững sẽ dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng, giá trị đa dụng của rừng, trên nguyên tắc không đánh đổi sự tăng trưởng bằng sự hủy hoại, suy thoái rừng, dẫn đến sự mất cân bằng, ổn định trong thế giới tự nhiên.
Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sẽ quy định cụ thể danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp, gồm: các hồ, ao, đầm, phá có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập, úng, tạo cảnh quan sinh thái, có giá trị cao về đa dạng sinh học.
Để thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch đã đề ra 8 nhiệm vụ cụ thể về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
Nghiên cứu "Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau và Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An'' nhằm xác định rõ những đóng góp về mặt kinh tế của tài nguyên rừng tại hai địa phương.
Tại COP27, các nhà đàm phán Hiệp định Paris kêu gọi các quốc gia tham dự hội nghị COP15 về đa dạng sinh học sắp tới nỗ lực hợp tác để đạt được một thỏa thuận và một khuôn khổ đa dạng sinh học "có tầm ảnh hưởng lớn" nhằm bảo vệ thiên nhiên đến năm 2030.
Nghiên cứu mới nhất về Chỉ số hiệu suất môi trường tự nhiên của Đại học Yale (Mỹ) cho thấy, Việt Nam là một trong 10 quốc gia ô nhiễm không khí nhất quốc tế.
Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen là 1 trong 3 mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học và được xác định là giải pháp quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống cho cộng đồng địa phương.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước không phù hợp, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nạn buôn bán động, thực vật trái phép đang là những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ngày một gia tăng ở nước ta thời gian qua.
Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2030 - 2040 phát triển Cần Giờ trở thành một hình mẫu về sự hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên với nâng cao sinh kế và chất lượng sống cộng đồng dân cư, tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững.
Thế giới đã không ngăn chặn được suy giảm đa dạng sinh học, và hầu hết không nhận ra rằng tình trạng mất đa dạng sinh học và mất cân bằng hệ sinh thái sẽ ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất.
Các nước cần đảm bảo có những tiến triển thực chất trong thực hiện cam kết quốc tế, lấy con người làm trung tâm để ứng phó với các thách thức về khí hậu và môi trường, đảm bảo cân bằng nguồn tài chính cho việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có đầy đủ pháp luật về quản lý động vật, thực vật hoang dã. Trong đó, ưu tiên công tác bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam trong 5 năm tới.
Cúc Phương là một trong những khu vườn quốc gia có hệ sinh thái động thực vật vô cùng đa dạng, phong phú. Chính sự đa dạng sinh học đã giúp Cúc Phương được vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á trong 4 năm liên tiếp.
Việc ban hành danh mục các loài động vật gây nuôi động vật hoang dã được phép nuôi vì mục đích thương mại được kỳ vọng là giải pháp bước đầu để ngăn chặn những lỗ hổng về mặt pháp luật hiện nay.