Chủ nhật, 24/11/2024 04:20 (GMT+7)
Thứ năm, 21/09/2023 10:11 (GMT+7)

Đẩy mạnh nghiên cứu cát biển thay thế cát sông trong san lấp

Theo dõi KTMT trên

Trước nhu cầu sử dụng cát sông san lấp mặt bằng cho các dự án giao thông trọng điểm, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đang nghiên cứu đề xuất dùng cát biển thay thế. Tuy nhiên phương án này gây ra không ít ý kiến trái chiều.

Nghiên cứu cát biển làm vật liệu thay thế

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần hoàn thành 400km cao tốc trước năm 2025 với nhu cầu cần 39 triệu m3 cát san lấp, chưa bao gồm các công trình dân sinh. Từ đó có thể thấy nhu cầu cần cát san lấp công trình là rất lớn. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là khan hiếm nguồn cát, giá cát được đẩy lên cao. 

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều dự án khó hoàn thành tiến độ, trong đó có tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác cát quá mức trên sông Hậu, sông Tiền gây thêm nỗi lo mới về sạt lở trên khu vực này,... 

Đẩy mạnh nghiên cứu cát biển thay thế cát sông trong san lấp - Ảnh 1
Lượng cát sông thiếu hụt khiến giá cát tăng cao. 

Trữ lượng cát san lấp hiện tại chỉ còn khoảng 37 triệu m3, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu. Trong khi thời gian tới, các dự án cao tốc sẽ triển khai đồng loạt, nhu cầu vật liệu cát là rất lớn.

Trước sự lo lắng về nguồn cát san lấp đang thiếu, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, hiện nay cát biển ở khu vực ĐBSCL có thể lên tới 150 triệu tỷ m3, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu hiện nay của cả nước. Cát biển cũng đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Bộ Xây dựng xác định việc phát triển vật liệu thay thế cát sông là rất cần thiết, vừa đảm bảo tiến độ công trình đang thi công vừa hạn chế khai thác cát tự nhiên từ lòng sông. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhân, sử dụng cát nghiền nhân tạo cho bê tông và vữa thay thế cát tự nhiên. 

Bộ trưởng chia sẻ Bộ đang nghiên cứu cát biển làm vật liệu thay thế cát sông và bước đầu nghiên cứu cho kết quả khả thi. Đồng thời Bộ đang phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quyết liệt công tác này. 

Bộ GTVT thông báo kết quả thí nghiệm mẫu cát biển lấy tại Trà Vinh và Sóc Trăng. Theo đó mẫu đáp ứng được yêu cầu và đang được tiếp tục theo doi, đánh giá về chỉ tiêu môi trường. Vào khoảng cuối năm 2023 sẽ có kết quả nghiên cứu việc thay thế cát sông bằng cát biển. 

Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài chính ban hành các cơ chế khuyến khích sử dụng các nguồn vật liệu thay thế cho cát tự nhiên. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì phối hợp với các bộ: Giao thông Vận tải, Xây dựng thực hiện dự án "Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long", trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 

Cần tính toán kỹ lưỡng phương án thay thế 

Sử dụng cát biển thay thế cát sông vốn chưa có tiền lệ tại nước ta. Nhiều người lo ngại cát biển có thể mang mặn và hệ sinh thái nước ngọt. Ngoài ra khi sử dụng cát biển làm nền đường, trong một thời gian sẽ có tác động đến môi trường nước mặt, nước ngầm ngoài khi khu vực san lấp có khả năng bị chua phèn do SO4 tích tụ. 

Không những thế, tình trạng sạt lở nước ta đang ngày càng nghiêm nhất nhất là ở các tỉnh ĐBSCL.  Từ năm 2016 đến nay đã có tổng cổng 779 điểm sạt lạ, tổng chiều dài 1.134km, bờ biển có 113 điểm/390 km, bờ sông có 666 điểm. Trước tình trạng trên nhiều người lo ngại việc sử dụng cát biển thay thế cho cát sông có thể gây ra một số hệ quá tiêu cực đến hệ sinh thái nước ngọt của nước ta. 

Câu chuyện sạt ở nước ta đến từ nhiều nguyên nhân, mỗi vùng lại có vấn đề riêng. Như tỉnh An Giang, sạt lở là do thiết phù sa và khai thác cát quá mức, trong khi đó Cà Mau là sạt lở có lún đất. Một phần nó cũng xuất pháp từ việc xây dựng các công trình thủy lợi ngăn nước mưa, phục vụ sản xuất đời sống. Nước vì thế mà không đủ ẩm, dễ sụt lún. 

Tuy nhiên mọi ý kiến đưa ra chỉ là căn cứ để đóng góp thêm vào đề xuất thay thế cát biển thay thế cát sông làm vật liệu san lấp. Bởi lẽ việc thiếu cát sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công nhiều dự án trọng điểm cho đến các công trình dân sinh. Thêm nữa việc dùng cát biển đã được nhiều nước áp dụng. Mỗi năm các nước Châu Âu tiêu thụ 6-7 triệu tấn cát biển, Anh khia thác khoảng 13 triệu tấn để xây dựng. Sự đi trước của các nước cũng là cơ sở để ta nghiên cứu và thực hiện việc thay thế cát sông bằng cát biển, giải quyết kịp thời nhu cầu về cát thi công hiện nay. 

Phạm Huyền

Bạn đang đọc bài viết Đẩy mạnh nghiên cứu cát biển thay thế cát sông trong san lấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới