Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, trong quá trình hoạt động, Bênh viện đa khoa tỉnh Bình Dương đã để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước.
Để thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các tỉnh đã phê duyệt danh mục, bản đồ phân vùng và phương án tổ chức,... trước ngày 1/7.
UBND TP. HCM vừa có chỉ đạo yêu cầu các đơn vị có chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch, xử lý sự cố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Thời gian qua, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo quyết liệt hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm, đặc biệt, doanh nghiệp phải ngưng khai thác nước ngầm chuyển sang sử dụng nguồn nước mặt từ hệ thống cấp nước tập trung của địa phương đã đến tận cửa.
Quản lý tài nguyên nước, hạn chế khai thác nước ngầm là một những nhiệm vụ trọng tâm của TP. HCM để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nhằm ứng phó tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn có khả năng xuất hiện trong các tháng 2, 3 âm lịch, TP. Cần Thơ đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó như tổ chức đo đạc, giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn và khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý,...
Tình trạng khai thác cát quá mức đã làm cho những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng càng trầm trọng hơn, đặc biệt là việc đối mặt với sạt lở bờ sông, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân vùng ĐBSCL.
Dự án “Tăng cường Bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam, Pha II" góp phần nâng cao năng lực điều tra, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu. Đồng thời, đề xuất các biện pháp và nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững, hiệu quả nước dưới đất.
Tình trạng sụt lún tại TP.HCM đã và đang rơi vào tình trạng báo động. Theo khảo sát 48 thành phố ven biển lớn trên thế giới, TP.HCM của Việt Nam đứng đầu danh sách, với tốc độ lún trung bình 16,2 mm/năm.
Khai thác tài nguyên nước ngầm chưa đúng, gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng khiên nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo về hệ luỵ cạn kiệt, suy thoái nguồn tài nguyên này.
TP.HCM xây dựng mô hình cấp nước theo hướng nhà nước quản lý chung, chỉ cổ phần hóa các phần việc liên quan đến phần dịch vụ khách hàng hoặc các giai đoạn hỗ trợ khác.
Với địa hình cao hơn mực nước biển chưa đầy 2m, ĐBSCL rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, tác động của nước biển dâng. Cùng với hoạt động khai thác nước ngầm quá mức và sự phát triển chóng mặt của các nhà máy thủy điện đang đe dọa tương lai nơi đây.
Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tính đến tháng 4/2022, đã có khoảng hơn 24.000 công trình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước đã được quản lý từ Trung ương đến địa phương thông qua biện pháp, ccấp phép tài nguyên nước
TP.HCM đang triển khai nhiều giải pháp để thực hiện lộ trình giảm khai thác nước dưới đất đến cuối năm 2023 với tổng lưu lượng khai thác còn 150.000 m3/ngày; đến cuối năm 2025 còn 100.000 m3/ngày.
Việc gia tăng sử dụng nguồn nước ngầm trong những năm gần đây là vấn đề báo động, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu - nước biển dâng, tác động của việc giảm sút nguồn nước sông Mê Kông và nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất nhiều hơn.
Với chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”, Ngày Nước thế giới năm nay nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngầm trong hệ thống nước và vệ sinh, nông nghiệp, công nghiệp, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Sở TN&MT Hà Nội chỉ đạo rà soát không cấp phép đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác nước ngầm mới; Tăng cường khai thác nguồn nước mặt theo đúng định hướng điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm quá mức đã kéo theo nhiều hệ lụy, khiến nguồn nước ngầm ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.
Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và các sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, tài nguyên nước đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng, chủ yếu do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Để giải bài toán an ninh nguồn nước tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì cần phải kiểm soát được việc khai thác nước ngầm khi mà đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho Đồng bằng bị sụt lún, xâm mặn nghiêm trọng trong thời gian qua.