Là một thành phố ven biển, TP.HCM đóng vai trò đầu tàu trong các tỉnh, thành phố ven biển cũng như cả nước. Nhiều chuyên gia, nhà quản ý, nhà khoa học cho rằng tương lai của TP.HCM là nền kinh tế hướng ra biển kết nối chuỗi đô thị quốc tế.
Ngày 16/4, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo triển khai lập Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Với “mặt tiền” hướng biển, Việt Nam được đánh giá là quốc gia giàu tiềm năng phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên biển. Điều này đã được chỉ ra tại Nghị quyết 36-NQ/TƯ về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Nghị định 11-NĐ/CP được ban hành có nhiều điểm mới, trong đó nổi bật là Nghị định đã phân cấp, phân quyền mạnh mẽ để địa phương có thể giao, cho thuê tới cách bờ 6 hải lý và hướng dẫn giúp địa phương áp dụng các loại quy hoạch một cách thuận lợi nhất.
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển phải gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng hợp tác quốc tế.
Trong thế kỷ 21 "Thế kỷ biển và đại dương", các nước trên thế giới đã có những chiến lược phát triển biển mới và trong đó phát triển khoa học và công nghệ biển được coi là khâu đột phá, tạo thế mạnh trong cạnh tranh và đưa đất nước trở thành cường quốc.
Với tiềm năng và lợi thế lớn về biển, 28 tỉnh, thành phố ven biển cần xác định kinh tế biển là động lực phát triển chính để xây dựng đất nước thịnh vượng và yên bình, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo trong giai đoạn mới.
Việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo.
"Chúng ta phấn đấu đến năm 2030, GDP của 28 tỉnh ven biển chiếm 65-75% GDP của toàn quốc. Như vậy, kinh tế biển và ven biển sẽ trở thành một trong các nền tảng chủ đạo", TS Tạ Đình Thi cho biết.
Phát triển kinh tế biển trong giai đoạn mới, cần có tư duy đổi mới, đột phá, phù hợp với xu thế chung toàn cầu. Mục tiêu đặt ra là Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia giàu, mạnh từ biển nhưng vẫn đảm bảo “sức khỏe” và sự bền vững của hệ sinh thái biển.
Nhiều địa phương có biển đã năng động, đầu tư khai thác các thế mạnh của biển nhằm tạo ra động lực tăng trưởng nhanh, đóng góp tích cực vào thành quả phát triển chung của đất nước.
Sáng ngày 14/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Diễn đàn Khoa học và Công nghệ Biển phục vụ sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Trong tư duy phát triển kinh tế biển, nhiều địa phương vẫn xem trọng các yếu tố kinh tế, tăng trưởng ngắn hạn hơn các yếu tố môi trường; coi trọng lợi ích trước mắt hơn các lợi ích lâu dài.
Bộ TN&MT vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030. Theo đó, Bộ sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn 2020 - 2025, đồng thời, xác định một số nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn 2026 - 2030 mang tính định hướng lâu dài theo Chương trình.
Việc giải tỏa các vật dụng lấn chiếm và khai thác thủy sản tận diệt trái phép trên đầm Ô Loan gặp rất nhiều khó khăn do đây là nghề mưu sinh của phần lớn các hộ dân từ nhiều năm qua.
Nhằm góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển, những năm qua, Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã đẩy mạnh công tác điều tra địa chất, khoáng sản biển.
Với đường bờ biển dài đứng thứ 27/158 quốc gia ven biển, đảo quốc trên thế giới, Việt Nam có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, cùng với những lợi thế và tiềm năng là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt để phát triển kinh tế biển bền vững.