Chủ nhật, 24/11/2024 08:03 (GMT+7)
Thứ ba, 12/04/2022 06:51 (GMT+7)

Lưu ý khi mua bán đất dịch vụ để hạn chế tối đa rủi ro

Theo dõi KTMT trên

Đất dịch vụ thường không có sổ đỏ, vì vậy chủ đầu tư cần minh bạch trong quá trình tạo văn bản mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng để tránh kiện tụng, rắc rối về sau.

Nhà đầu tư cần nghiêm túc cân nhắc

Đất dịch vụ (hay còn gọi đất thương mại) là diện tích đất có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, được cấp từ việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện xây dựng các dự án. Xong tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu như nhà đầu tư chưa nghiêm túc tìm hiểu kỹ.

Lưu ý khi mua bán đất dịch vụ để hạn chế tối đa rủi ro - Ảnh 1
Nếu không thực hiện việc mua bán hoặc sang nhượng đất đúng theo khung pháp lý hiện hành sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất. (Ảnh minh họa)

Với vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, đất dịch vụ được xem là loại đất “siêu lợi nhuận” đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, lợi nhuận càng lớn đồng nghĩa với tỷ lệ rủi ro càng cao. Vì vậy khi mua bán đất dịch vụ, chủ đầu tư cần lưu ý:

Nếu không thực hiện việc mua bán hoặc sang nhượng đất đúng theo khung pháp lý hiện hành sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất.

Đất dịch vụ thường không có sổ đỏ, vì vậy chủ đầu tư cần minh bạch trong quá trình tạo văn bản mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng để tránh kiện tụng, rắc rối về sau.

Đối với một số dự án đất dịch vụ, nhà đầu tư phải đợi chủ thầu hoặc địa phương hoàn thiện hạ tầng mới được bàn giao đất dù trước đó đã thực hiện xong quy trình mua bán.

Nếu đất đang trong quá trình chờ sổ đỏ, nên xem xét đặt cọc

Nếu chủ sở hữu mảnh đất bạn muốn mua đang trong thời gian chờ được cấp sổ đỏ hoặc các loại Giấy chứng nhận có giá trị tương đương thì bạn nên cân nhắc việc đặt tiền. Lưu ý, cần xác minh rõ các giấy tờ nhà đất có liên quan rồi mới giao tiền.

Nắm rõ các thủ tục mua bán đất dịch vụ hiện nay

Để có thể tiến hành mua bán đất dịch vụ, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ và tuân thủ theo Luật Đất đai 2013. Theo đó, các bên liên quan cần hoàn thiện hồ sơ mua bán đất chung, bao gồm:

Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng theo đúng quy định.

Bản gốc Giấy chứng nhận hoặc tương đương liên quan đến quyền sử dụng mảnh đất.

Bản sao một số giấy tờ chứng minh nhân thân của các bên tham gia giao dịch.

Mua bán đất không sổ đỏ có bị coi là giao dịch bất hợp pháp?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là một trong những điều kiện bắt buộc để người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình.

Lưu ý khi mua bán đất dịch vụ để hạn chế tối đa rủi ro - Ảnh 2
Sổ đỏ là một trong những điều kiện bắt buộc để mua bán đất. (Ảnh minh họa: LĐO).

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định: “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật này;

- Đất không có tranh chấp.

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Theo quy định nêu trên, sổ đỏ là một trong những điều kiện bắt buộc để người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình; trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai (là trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất… đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam) hoặc trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai.

Do đó, để có thể thực hiện việc mua bán đất một cách hợp pháp, đảm bảo các quyền lợi của mình cũng như hạn chế các rủi ro khi giao dịch, người mua cần thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại ủy ban nhân dân xã, phường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Đất dịch vụ (hay còn gọi đất thương mại) là diện tích đất có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, được cấp từ việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện xây dựng các dự án. Xong tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu như nhà đầu tư chưa nghiêm túc tìm hiểu kỹ.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Lưu ý khi mua bán đất dịch vụ để hạn chế tối đa rủi ro. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới