Chủ nhật, 24/11/2024 08:44 (GMT+7)
Thứ ba, 26/07/2022 11:06 (GMT+7)

Nhập khẩu phế liệu không có trong Danh mục sẽ bị phạt lên đến 1 tỷ đồng

Theo dõi KTMT trên

Theo quy định mới, hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu sẽ bị phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

Phế liệu nhập khẩu cũng giống như phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Cũng giống như một số Quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nhưng cần tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành. Phế liệu nhập khẩu sẽ được đưa vào sử dụng đúng mục đích mà Doanh nghiệp cam kết, xử lí, sản xuất công nghiệp. 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

Ngoài ra, phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định; lưu giữ phế liệu nhập khẩu tại khu vực không phải là kho, bãi lưu giữ đã được cấp giấy phép môi trường;

Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; không ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

Nhập khẩu phế liệu không có trong Danh mục sẽ bị phạt lên đến 1 tỷ đồng - Ảnh 1
Phế liệu nhập khẩu sẽ được đưa vào sử dụng đúng mục đích mà Doanh nghiệp cam kết, xử lí, sản xuất công nghiệp. (Ảnh minh họa)

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu theo quy định; không xử lý tạp chất đi kèm phế liệu hoặc không chuyển giao tạp chất cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; không phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp theo quy định;

Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu vượt quá khối lượng cho phép trong giấy phép môi trường;

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng quy định;

Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại trong giấy phép môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Ngoài phạt tiền còn xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy; Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất đối với các hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, có thể áp dụng các hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: giấy phép môi trường; giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép tiếp cận nguồn gen; giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen…

Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm hành chính; khôi phục lại tình trạng ban đầu; phá dỡ công trình, thiết bị lắp đặt vi phạm… Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 2 năm.

Với các hành vi được đánh giá là nghiêm trọng như nhập khẩu phế liệu chứa chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu… sẽ bị phạt tiền từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Nhập khẩu phế liệu phải ký quỹ từ 10 - 20% tổng giá trị lô hàng

Đây là một trong những quy định đáng chú ý tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

Theo đó, Nghị định 08/2022 quy định chi tiết về một số điều của luật Bảo vệ môi trường, số tiền ký quỹ căn cứ trên số lượng nhập khẩu của lô hàng. Quy định này nhằm bảo đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Tại điều 43 của Nghị định này quy định, tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường. Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn, ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn, ký quỹ 15% và nhập từ 1.000 tấn trở lên, phải ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng dưới 100 tấn; 18% với lô hàng từ 100 tấn đến dưới 500 tấn; 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu với khối lượng từ 500 tấn trở lên.

Việc ký quỹ phải được thực hiện trước thời điểm phế liệu dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp khác. Sau khi thực hiện ký quỹ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu gửi văn bản chính cho cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan. Số tiền ký quỹ này sẽ được hoàn trả sau khi hàng hóa được thông quan.

Trường hợp phế liệu nhập khẩu không được thông quan và không thể tái xuất được, khoản tiền ký quỹ này sẽ được sử dụng để thanh toán chi phí xử lý, tiêu hủy phế liệu vi phạm. Mọi phát sinh chi phí nếu có sẽ do đơn vị nhập khẩu phế liệu chịu. Phế liệu nhập khẩu vi phạm sau xử lý, tiêu hủy có giá trị sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật và không được hạch toán vào chi phí xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm.

Trường hợp số tiền ký quỹ còn thừa sau khi thanh toán để xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm, trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản về việc hoàn thành quá trình xử lý, tiêu hủy phế liệu của cơ quan có thẩm quyền đã xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tổ chức nhận ký quỹ có trách nhiệm hoàn trả cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.

Tại Điều 46, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau: Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau: Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Nhập khẩu phế liệu không có trong Danh mục sẽ bị phạt lên đến 1 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới