Chính quyền phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức (TP.HCM) đã triển khai mô hình văn minh đổi rác lấy gạo tại các ATM. Hơn 1 tấn rác thải tái chế đã được người dân mang đến đổi lấy 1 tấn gạo.
Một nghiên cứu mới đánh giá toàn cầu với quy mô lớn đầu tiên về khả năng phân hủy nhựa của vi khuẩn và đã phát hiện ra rằng cứ bốn sinh vật được phân tích thì có một loài mang một loại enzyme vó thể phân hủy được 10 loại nhựa khác nhau.
Ở nhiều thị trấn và thành phố của Ấn Độ, bị xếp vào hàng ô nhiễm nhất thế giới. Nguồn cơn của vấn đề ô nhiễm là do không có sự quản lý đối với chất thải nhựa. Liên Hợp Quốc sẽ cùng quốc gia này xử lý những núi rác thải nhựa.
Trường Đại học Văn hóa TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Giảm thiểu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, tăng cường sản phẩm thân thiện với môi trường tại các di tích và lễ hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Không nằm ngoài "cuộc chiến" với rác thải nhựa, Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường. Cùng với thịnh vượng về kinh tế, Việt Nam hướng đến mục tiêu bền vững về môi trường.
Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Những cảnh báo về ô nhiễm rác thải liên tục được nâng cao, dù các quốc gia đã và đang nỗ lực giải quyết vấn đề rác nhựa và tái chế.
Theo báo cáo mới được đệ trình lên Chính phủ Mỹ ngày 1/12, nước này là quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới. Báo cáo cũng kêu gọi cần có chiến lược quốc gia nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ này.
Mới đây, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã thông báo cấm sử dụng các sản phẩm dùng một lần tại các cửa hàng cafe, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh và các nhà hàng khác kể từ ngày 1/1/2022.
Nhóm sinh viên trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) đã sử dụng rác thải nhựa như một nguyên liệu chính để sản xuất gạch nhẹ, chịu lực cao đem lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.
Không chỉ dừng lại ở hình thức, môi trường biển Việt Nam cần những hành động thực tế của con người, đặc biệt là đối tượng ngư dân trên biển - nhóm người gắn bó với biển để giảm khối lượng rác thải đại dương.
Đại dịch Covid-19 gây nên tình trạng môi trường ô nhiễm rác thải y tế tại Việt Nam đến mức kỉ lục. Mới đây, công nghệ xử lý rác thải theo tiêu chuẩn quốc tế đã giúp giải quyết phần lớn vấn đề này.
Theo thống kê của WWF, Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở nhóm đầu về lượng rác thải nhựa nhiều nhất. Tuy nhiên chỉ có 2,3% số người được hỏi biết đến các chương trình, hoạt động của nhà nước trong nỗ lực chống ô nhiễm rác thải nhựa.
Ngày 21/11, Bộ Bảo vệ Môi trường Israel cho biết khoản thuế mới đánh vào các đồ nhựa dùng một lần tăng mạnh sẽ khiến giá mặt hàng này tăng gấp đôi, qua đó lượng tiêu thụ sẽ giảm khoảng 40%, đóng góp mạnh mẽ giảm ô nhiễm rác thải nhựa.
UBND thành phố Huế và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) vừa phối hợp tổ chức hội thảo khởi động dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam”.
Địa Trung Hải được coi là một trong những vùng nước ô nhiễm nhất thế giới do vấn đề xử lý rác thải ở nhiều quốc gia giáp biển, cũng như cường độ hoạt động biển trong khu vực.