“Đổi pin lấy cây” là một hoạt động ý nghĩa, nhằm mục tiêu nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc làm tái sinh các sản phẩm pin đã hết niên hạn sử dụng cũng như phân loại rác thải điện tử.
Với tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là những chiếc lá, Vũ Thị Hiền (24 tuổi, quê ở Hưng Yên) đã tạo nên những cuốn sổ thủ công từ hoa, lá, cỏ đượm màu sắc của tự nhiên.
Australia vừa công bố lộ trình chi tiết xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chuyển đổi sâu sắc văn hóa quốc gia sang coi trọng việc tái chế.
Tái chế rác không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn giúp cho môi trường sống của chúng ta thêm xanh hơn-Đó là thông điệp đầy ý nghĩa về môi trường được các tình nguyện viên Câu lạc bộ Irecycle gửi tới cộng đồng bằng sản phẩm tái chế từ rác thải.
Từ ý tưởng biến rác thải thành đồ dùng học tập, giúp học sinh tích luỹ kiến thức dễ dàng hơn, thầy Nguyễn Hữu Quyết, giáo viên trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) đã thành công với đề tài “Tái chế rác thải thành đồ dùng dạy học cho học sinh phổ thông”.
Sử dụng vật liệu tái chế hoặc tái sử dụng vật liệu cũ trong xây dựng chính là xu hướng được rất nhiều kiến trúc sư áp dụng trong thời gian qua. Những vật liệu này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
Nếu như năm 2019, phong trào chống rác thải nhựa nâng cao nhận thức cộng đồng thì đến năm 2020, khi Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, việc chống rác thải nhựa đã được chỉ đạo nâng cao.
Từ những cọng rau, vỏ hoa quả thừa trong sinh hoạt hàng ngày, bà Trịnh Thị Hồng sử dụng công nghệ mới, sản xuất ra chế phẩm nước rửa bát, thu về hàng chục triệu đồng mỗi tháng, tạo việc làm và cơ hội thoát nghèo cho hàng trăm phụ nữ Đà Nẵng.
Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà, để giải quyết vấn đề rác thải gây ô nhiễm thì bên cạnh việc thay đổi cách xử lý rác cần sớm thúc đẩy, khuyến khích tái chế, tái sử dụng rác.
Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilon, nhiều quốc gia trên thế giới đã nỗ lực đưa ra các chính sách phù hợp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
Vào mỗi cuối tuần, một nhóm tình nguyện viên sẽ đi dọc theo bờ biển của khu nghỉ mát Tioman ở Malaysia để thu gom rác thải nhựa trôi dạt trên các bãi biển cát trắng của hòn đảo nằm cạnh Biển Đông.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi phút toàn thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỉ túi nhựa dùng một lần được sử dụng. Nhằm khắc phục thực trạng trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra các chính sách phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời tái sử dụng loại phế liệu này.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc mới công bố, tình trạng rác thải điện tử tại khu vực châu Á đang hết sức nghiêm trọng, gây ra mối nguy hại lớn với sức khỏe và môi trường.
Quỹ thúc đẩy tái chế rác thải của Australia dự kiến sẽ tạo đòn bẩy thu hút nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân, lên tới 408 triệu USD, tạo ra 10.000 việc làm.
Lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày từ túi nilon và vỏ chai nhựa đang làm cho tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa lên đến mức báo động. Tái chế vỏ chai nhựa không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn là cách sáng tạo nên những vật dụng độc đáo, hữu ích trong cuộc sống.
Tập đoàn Unilever có số lượng sản phẩm sử dụng đồ nhựa được đưa ra thị trường rất lớn, vậy trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với môi trường của họ đến đâu trong câu chuyện thu gom, tái chế?