Việt Nam đã triển khai quyết liệt các cam kết tại COP26 và đã có những bước tiến đáng kể. Theo Chủ tịch COP26, Chính phủ Anh sẽ đồng hành và hỗ trợ Việt Nam để cùng tiến tới mục tiêu đã cam kết tại COP26 và hướng tới COP27.
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn đối với nhân loại. Trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao cam kết mạnh mẽ và hành động khẩn trương của Việt Nam.
Khi nhận lời viết về chủ đề này, việc đầu tiên là tôi lên mạng tìm hiểu về những bài báo có liên quan đến thảm họa môi trường. Và, một góc nhìn tương đối toàn diện về sự hồi phục kỳ diệu của môi trường sau các thảm họa đã dần hiện ra.
Dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị tăng khả năng chống chịu, phục hồi trước khí hậu tại 4 tỉnh Bắc Trung Bộ" giúp các đô thị tăng cường khả năng chống chịu, phục hồi trước hệ quả của thiên tai và trước tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu.
Dự án do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ không hoàn lại trị giá 5 triệu euro và khoản tín dụng ODA trị giá 123 triệu euro của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), 28 triệu euro vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Hà Nội đã xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố, với mục tiêu đến năm 2030, lượng phát thải khí nhà kính giảm 18,71% so với mức phát thải năm 2030 khi không có các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính.
Với chủ đề “Chỉ một Trái Đất”, Ngày Môi trường thế giới 2022 được phát động nhằm truyền tải thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Với chủ đề “Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống”, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 2022 được phát động nhằm nâng cao tầm quan trọng việc cùng hành động xây dựng tương lai chung, hướng tới mục tiêu đến năm 2050 là “Sống hài hòa với thiên nhiên".
Là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của nước biển dâng, Việt Nam hiểu rõ giá trị của phát triển kinh tế đại dương bền vững, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, để làm tròn nghĩa vụ bảo vệ biển và đại dương cho các thế sau.
Theo Bộ TN&MT, đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái Đất, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững.
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ trong tháng 4/2022. Để hoàn thiện Chiến lược, Bộ đã tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến của các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển.
Biến đổi khí hậu là xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Việt Nam sẽ ứng phó với biến đổi khí hậu trên nguyên tắc công bằng và đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và hợp tác quốc tế.
Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận phối hợp cùng Tổng cục Môi trường thực hiện tập huấn, giới thiệu các nội dung nổi bật của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đến hơn 100 đại diện thuộc các Sở, ban ngành, lãnh đạo UBND huyện, thị, thành phố, phòng TN&MT.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chuyển đổi “tăng trưởng xanh” là giải pháp căn cơ lâu dài để tăng sức chống chịu nền kinh tế, phát triển bền vững. Vì vậy, thời điểm này chính là lúc cần cùng nhau tìm giải pháp để tiếp cận và hội tụ nguồn lực, thúc đẩy nhanh chuyển đổi xanh hiệu quả.
Tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, phương án để ứng phó kịp thời trước những ảnh hưởng của diễn biến thời tiết, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn.
Những năm gần đây, ngoại chú trọng phát triển rừng ngập mặn thì Quảng Ninh còn nâng cao hiệu quả việc bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học biển đảo. Đây là những hành động tích cực cải thiện môi trường sinh thái biển, ứng phó biến đổi khí hậu.
Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt khi ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu bước sang giai đoạn mới. Việt Nam ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ, mỗi năm, có thể thu về hàng trăm triệu USD.
Theo khẳng định của Phó Chủ tịch EC, Việt Nam là nguồn cảm hứng cho các quốc gia đang phát triển học tập và là nơi mở ra nhiều tiềm năng hợp tác trong thời gian sắp tới về phát triển bền vững.
Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc giảm phát thải khí nhà kính kể từ năm 2021 theo NDC, đặc biệt cần nỗ lực thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.