Thiết bị cảm biến giúp đo chất lượng nước chuẩn trong vòng 10 giây
Cảm biến chất lượng nước do The Wave Talk phát triển có hiệu suất tương đương với máy đo độ đục hiện có, nhưng với giá chỉ khoảng bằng 1/100, đây chính là ưu điểm đặc biệt của thiết bị này.
Được thành lập từ thỏa thuận đầu tư công nghệ của KAIST vào tháng 7/2016, The Wave Talk là một công ty khởi nghiệp về phần cứng.
Tại Hội chợ MIK lần thứ 19, diễn ra ngày 8/12 theo hình thức trực tuyến, công ty này hợp tác với KAIST giới thiệu các thiết bị cảm biến nước IoT và cảm biến chẩn đoán vi khuẩn trong ống nghiệm (IVD) bacometer.
Công ty đã phát triển một loại cảm biến giúp phát hiện, định lượng và phân loại vi khuẩn và các hạt kích thước nhỏ.
Với phần cứng CSMS (cấu trúc và vật liệu phân tán) được cấp bằng sáng chế và phần mềm phân tích dữ liệu là công nghệ cốt lõi của cảm biến, hãng sắp cho ra mắt sản phẩn cảm biến nước IoT Water Talk và thiết bị chẩn đoán vi sinh nhanh Bacometer.
The Wave Talk được chia thành trường cảm biến IoT và trường thiết bị chẩn đoán. Cảm biến chất lượng nước do The Wave Talk phát triển có hiệu suất tương đương với máy đo độ đục hiện có, nhưng với giá chỉ khoảng bằng 1/100, đây chính là ưu điểm đặc biệt của thiết bị này.
Ngoài ra, thiết bị này có thể đo được tiêu chuẩn nước uống đúng chuẩn trong vòng 10 giây bằng cách liên kết với điện thoại thông minh.
Bên cạnh đó, với kích thước nhỏ và giá thành rẻ, thiết bị cảm biến nước này có thể lắp đặt được trong máy lọc nước, giúp công ty cung cấp máy lọc nước có thể đạt sự tin tưởng cao và giúp thu thập và quản lý dữ liệu về chất lượng nước của khách hàng.
Cảm biến chẩn đoán vi khuẩn trong ống nghiệm (IVD) bacometer của công ty giúp kiểm tra và chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu và siêu vi khuẩn. Thiết bị này giúp rút ngắn thời gian xét nghiệm nhiễm trùng đường tiết niệu từ ít nhất một ngày xuống còn 30 phút mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Từ đó, giúp bác sỹ có thể lựa chọn kê đơn kháng sinh ngay trong ngày, hoặc có thể giúp ngăn chặn tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh.
Hiện công ty này đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc, và tiếp tục được tiến hành ở nước ngoài sau khi được Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc chấp thuận vào nửa cuối năm sau.
Người đại diện công ty cho biết: "Chúng tôi đang trong quá trình thực hiên biên bản ghi nhớ (MOU) với Suez, công ty cấp nước lớn nhất thế giới có trụ sở tại Pháp, dự kiến sẽ ký biên bản này này vào đầu năm tới sau những quá trình kiểm tra, đánh giá. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã gửi thiết bị của mình tới công ty thiết bị mước Pentair của Mỹ sau khi được xác nhận về nhu cầu quản lý nguồn nước bể bơi, và sau khi được đánh giá, thiết bị này sẽ được bán trên toàn cầu".
Ông cho biết thêm: "Chúng tôi đang có kế hoạch kiểm tra miễn phí chất lượng nước ở Hàn Quốc trong quý đầu tiên của năm tới. Chúng tôi cũng đang thảo luận về việc sẽ hợp tác với từng địa phương. Nếu chất lượng nước có thể được đo lường và quản lý thông qua các ứng dụng dọn nhà, các nền tảng về di chuyển và nội thất, thì dữ liệu sẽ được thu thập nhiều hơn và trong tương lai, sẽ giúp ứng dụng này tăng thị phần thông qua các dịch vụ chưa từng xuất hiện trước đây. Tại Mỹ, phiên bản đồng hồ đó chất lượng nước dành cho khách du lịch với tên gọi Water Talk sẽ được ra mắt thông qua quỹ Kickstarter vào khoảng tháng 7/2021".
Hội chợ MIK (made-in-Korean) là một sự kiện có quy mô toàn cầu nhằm giới thiệu, thúc đẩy những sản phẩm sản xuất tại Hàn Quốc tới toàn thế giới.
Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sự kiện MIK lần thứ 19 với tên gọi "19th MIK 2020 Season Off Online" diễn ra dưới hình thức trực tuyến vào lúc 16h (giờ địa phương) ngày 8/12 trên nền tảng zoom.
24 công ty hàng đầu về công nghệ thông tin, sinh học, y tế và phát triển nội dung đã tham gia sự kiện này từ phía Hàn Quốc.
Đó là Công ty Trách nhiệm hữu hạn IBST; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Awesomepia; Công ty Trách nhiệm hữu hạn BA Energy; Công ty Trách nhiệm hữu hạn CiSTEM; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Biootrus; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Wellmarker Bio; Công ty Trách nhiệm hữu hạn CM Lab; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cell2in; Skims Bio; Công ty Trách nhiệm hữu hạn CareDoc; Rebest; The WaveTalk; DoTrade; Link Optics; GenieSoft; GhostPass; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Safetech Research; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Myungkwang; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Multix; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Batoners; Công ty Trách nhiệm hữu hạn TheS; J2; Tập đoàn Myeongseong Corporation và Baice.
MIK lần thứ 19 được kỳ vọng sẽ tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc gia nhập thị trường toàn cầu thời kỳ hậu COVID-19.
Aving - đơn vị tổ chức MIK 19 - là đối tác truyền thông tích cực cho hơn 100 hội chợ thương mại mỗi năm, đồng thời thiết lập nên mạng lưới thông tin toàn cầu đối với các công ty truyền thông lớn tại 54 quốc gia.
MIK 19 có sự tham gia của 7 đơn vị truyền thông từ các quốc gia khác nhau, bao gồm Việt Nam (VietnamPlus), Singapore (Myfatpocket), Hoa Kỳ (Geekazine), Trung Quốc (SINA), Pháp (LeCafedegeek), Triều Tiên (IT DongA), Nga (SVPressa.Ru) và Pháp (StartupWorld.Tech).