Chủ nhật, 24/11/2024 11:43 (GMT+7)
Thứ năm, 13/10/2022 09:50 (GMT+7)

Ngành hàng hải phải đối mặt với một số khó khăn và thách thức trong tương lai

Theo dõi KTMT trên

Theo báo cáo từ Viện Kỹ thuật, Khoa học và Công nghệ Hàng hải (IMarEST): Thiếu lao động có tay nghề, ô nhiễm môi trường và áp dụng công nghệ là thách thức ngành hàng hải phải đối mặt trong thập kỷ tới.

Báo cáo từ Viện Kỹ thuật, Khoa học và Công nghệ Hàng hải (IMarEST) chỉ ra kỹ năng, công nghệ và môi trường là các thách thức trong ngành công nghiệp hàng hải. Dựa trên đánh giá của hơn 700 chuyên gia tại IMarEST, báo cáo đánh giá các thách thức ngành hàng hải phải đối mặt trong thập kỷ tới.

Ngành hàng hải phải đối mặt với một số khó khăn và thách thức trong tương lai - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Theo đó, thách thức đầu tiên ngành hàng hải phải đối mặt liên quan đến con người và kỹ năng. Thách thức này xuất phát từ khả năng thu hút nhân tài mới và duy trì chuyên môn cho các nhân sự hiện có. Các chuyên gia cho rằng sự thiếu quan tâm của người trẻ vào lĩnh vực kỹ thuật; thiếu kỹ sư kinh nghiệm, đặc biệt trong thực tiễn; vấn đề giáo dục kỹ thuật, kiến thức và "ình trạng thiếu kỹ sư nói chung là 4 nguyên nhân chủ yếu của thách thức.

Theo ông Martin Shaw, đại diện của IMarEST cho biết: Ttác động của Covid-19 với ngành hàng hải, cuộc xung đột chính trị giữa Nga – Ukraina đã ảnh hưởng đến khoảng 30% nhân sự của ngành này.

Bênh cạnh đó, báo cáo của IMarEST cũng chỉ ra rằng: Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề lớn ngành hàng hải phải đối mặt trong trung hạn và dài hạn. Các vấn đề về môi trường gồm khử carbon, giảm thiểu biến đổi khí hậu và khả năng đáp ứng với các quy định, cam kết.

Trước đó, thống kê từ Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) cho biết ngành vận tải biển chịu trách nhiệm cho gần 3% khí tải trên toàn thế giới. Do đó, việc các công ty sử dụng nhiên liệu xanh trong vận tải có thể đem tính "bước ngoặt" giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon trên toàn cầu.

"Vấn đề bền vững đã trở thành xu hướng chủ đạo và đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải biển. Từ một chủ đề ngoài lề, giờ đây vấn đề này đang ngày càng có nhiều sự quan tâm, tham gia của các doanh nghiệp. Do đó, IMarEST mong muốn có thể cung cấp các cái nhìn sâu sắc về các thách thức và đưa ra giải pháp tiềm năng", Alastair Fischbacher, Chủ tịch IMarEST thông tin thêm.

Ngoài ra, công nghệ được cũng IMarEST coi như một thách thức và cơ hội cho ngành vận tải biển. Tăng cường số hóa, mở rộng vận chuyển tự hành và áp dụng trí tuệ nhân tạo là các yếu tố được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

Ngoài báo cáo trên, IMarEST cùng với Protolabs cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát Sản xuất kỹ thuật số, trong đó, 65% số người được hỏi xác định khử cacbon và thiếu hụt nhân sự có thay nghề là thách thức các thách thức đối với lĩnh vực hàng hải.

Theo đại diện IMarEST Tim Kent kết quả của 2 khảo sát đã chỉ ra một số thách thức ngành vận tải biển phải đối mặt trong thập kỷ tới. Điều quan trọng, lĩnh vực này cần áp dụng các công nghệ tiên tiến để đạt được những cam kết về môi trường và phát triển bền vững, đồng thời, duy trì các giá trị về thương mại.

Giá vận chuyển container từ châu Á sang Mỹ giảm 60%

Theo chỉ số Freightos Baltic, chi phí vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc sang bờ Tây nước Mỹ giảm 62%, rơi vào khoảng 5.400 USD. Đồng thời, giá vận chuyển một container vận chuyển đến châu Âu từ châu Á có giá khoảng 9.000 USD, thấp hơn 42% so với hồi đầu năm.

Tuy giá cước vận chuyển của 2 tuyến này vẫn cao hơn so với thời điểm trước đại dịch, song, đã giảm sâu so với mức đỉnh hơn 20.000 USD hồi 9/2021. Trước đó, giá cước vận tải biển tăng gần 10 lần vào 2021 khi xảy ra gián đoạn chuỗi cung ứng, container ứ đọng ở các cảng và nhu cầu lượng hàng hóa tăng vọt khiến các nhà nhập khẩu phải tranh giành chỗ đặt container trên tàu. Một số chuỗi bán lẻ lớn của Mỹ như Walmart thậm chí thuê bao trọn gọn tàu hàng để giải quyết các vấn đề tắc nghẽn.

Chỉ ra các nguyên nhân đẩy giá vận chuyển xuống thấp, Jonathan Roach, nhà phân tích vận tải tại Công ty tư vấn Braemar, trụ sở tại London, cho biết: "Bối cảnh của một cơn suy thoái toàn cầu tiềm ẩn, do giá năng lượng tăng cao và lạm phát tăng nhanh, đang khiến thị trường đi xuống".

"Ngoài ra, cơn bùng nổ nhu cầu với các sản phẩm tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đã lắng dịu, đồng thời, chi tiêu cho du lịch, giải trí và dịch vụ bắt đầu hồi sinh vào năm 2021 cũng là một trong các nguyên nhân", chuyên gia này thông tin thêm.

Theo phân tích các chủ tàu và các nhà phân tích, giá cước vận tải biển sẽ tiếp tục giảm trong các tháng tiếp theo của năm 2022 và kéo dài đến năm 2023. Một loạt container mới đi vào hoạt động trong 2 năm tới với mức tăng trưởng đội tàu dự kiến vượt mức 9% từ 2023-2024. Dự báo của Braemar chỉ ra, tăng trưởng số lượng container sẽ rơi xuống mức âm vào năm sau, trước khi tăng trở lại khoảng 2% vào 2024.

An Như

Bạn đang đọc bài viết Ngành hàng hải phải đối mặt với một số khó khăn và thách thức trong tương lai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới